Lắng nghe “cơn sóng dữ” từ đứa con trai trưởng bất hòa với mẹ

Mẹ nói: “Không làm ngân hàng thì về đi tu đi cho được việc”. Lời nói đó như một giọt nước tràn ly làm sóng sánh ra ngoài và lênh láng những cảm xúc tiêu cực trong lòng tôi. Đây là lần thứ ba, mẹ và tôi cãi nhau, không lắng nghe đối phương trong vòng một tuần kể từ khi tôi nhảy việc.”

Mẹ và con trai không thể lắng nghe nhau vì bất đồng quan điểm
Mẹ và con trai không thể lắng nghe nhau vì bất đồng quan điểm

Tìm được việc nhẹ lương cao không khó bằng thuận lòng, lắng nghe mẹ

Lâu lắm tôi mới nhận được một cuộc gọi bất chợt của T. Và một cuộc hẹn như thế thường không đơn giản chỉ là ngồi uống cà phê, lắng nghe chuyện phiếm. Thằng em làm chung với tôi vài dự án khởi nghiệp “bàn giấy” đến đón tôi với một vẻ mặt trầm tư khác thường và một bầu tâm sự đang cần trải lòng.

Những lần như thế này, tôi đoán lại có chuyện xảy ra với gia đình T, chính xác là với mẹ của T. Quả đúng như vậy! Những vết nứt đó là dấu hiệu của việc thiếu sự lắng nghe, một sự đổ vỡ sau này.

T sinh ra và lớn lên trong một gia đình xóm đạo với hai đứa em gái cùng ba mẹ. Chặng đường rèn luyện và học vấn của T rất nhiều điểm sáng, ai lắng nghe cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ, ví như cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia hay đậu vào trường Đại Học Bách Khoa đầy hứa hẹn. Cũng chính vì thế mà đó là cơ sở cho những bất đồng giữa mẹ và T nảy sinh.

Khởi đầu từ việc mẹ của T rất sùng đạo và tôn thờ giá trị đạo đức của một linh mục, đến nỗi bà mong muốn T, người con trai duy nhất trong nhà, sẽ đi tu và thành linh mục. Nhưng với tính cách cởi mở và sự năng động của T, mong ước và con đường sự nghiệp của nó thì rất ít lần giao điểm với mẹ.

Lắng nghe nhau trở thành món hàng xa xỉ khi tần số rung cảm nơi tiếng lòng của người con vẫn chưa thể cộng hưởng với người mẹ hay được lắng nghe trọn vẹn.

Chọn lắng nghe mẹ để bình yên gia đình hay chọn sự nghiệp bản thân?

Khi T tốt nghiệp Bách Khoa ngành Quản lý hệ thống, cũng là lúc những mâu thuẫn mờ nhạt trong suy nghĩ của cả hai dần trở nên rõ nét hơn, biểu hiện bằng những lần cãi vã ngày càng gay gắt. Bản thân T cũng đã lắng nghe tâm tư của mẹ, dành trọn 2 năm để “sống thử” với đời linh mục, đời tu trì mà bà rất mong mỏi.

Động lực khiến bà khát khao có được người con tu trì và trở thành “bà cố” là vì sự hãnh diện trong mắt chòm xóm, người đời và cả những mối quan hệ trong xứ đạo, sự thỏa mãn khi nghe những lời khen ngợi từ họ.

2 năm “sống thử” đó là cả một sự thử thách đối với thằng em “bàn nhậu” của tôi. Bởi muốn lắng nghe ý nguyện, đi theo con đường mà mẹ sắp đặt, thì phải đánh đổi rất nhiều ở cuộc sống ngoài xã hội. Mặt khác, ngay thời điểm đó, T đang ở phong độ rất cao khi khởi nghiệp với chức trưởng phòng kinh doanh của một ngân hàng uy tín chỉ sau hơn 1 năm phấn đấu.

Ấy vậy mà T vẫn quyết định thử một lần sống với niềm hy vọng của người khác, của mẹ, của đấng sinh thành. Bạn có thể thấy rõ gánh nặng hai vai trong việc lựa chọn của T, một bên đầy những tham vọng công danh sự nghiệp, một bên là đạo hiếu làm con khó lòng thuận.

“Mẹ ở đâu khi con cần được sự lắng nghe và thấu cảm?” tận sâu trong tâm trí của T vẫn hằng ngày vọng lại những lời ấy.

Dưới sự bức ép của đấng sinh thành, lắng nghe con tim hay lí trí?
Dưới sự bức ép của đấng sinh thành, lắng nghe con tim hay lí trí?

Kết quả của 2 năm “sống thử” và chọn lắng nghe con tim

Tưởng chừng như khi đã có thể gạt qua một bên sự hấp dẫn của đường công danh mà sống với nghĩa vâng phục hiếu thảo thì T chỉ là bước vào một giai đoạn đấu tranh nội tâm khác. Đời tu trì cần sự bình lặng, ấy vậy mà con tim khao khát được làm việc trong môi trường năng động vốn là sở trường của T, nay như một cơn thủy triều nóng cứ râm ran trong lòng mãi. Để rồi sau 2 năm thử, quyết định cuối cùng là T lắng nghe con tim quay lại công việc trước đó.

Ở độ tuổi 30, sự tự tin, năng động và sức trẻ không còn được như trước nữa, T vẫn quyết định bắt đầu lại với ngành ngân hàng. Dựa vào những mối quan hệ đã gầy dựng được trong quá khứ, T ứng tuyển vào các vị trí tương ứng với khả năng của mình và cũng được đáp lời.

Lắng nghe tâm sự sau hai năm sống với lý tưởng của người khác?

Phản ứng đầu tiên của mẹ khi biết động thái “quay xe” của T, đó chính là thất vọng. Rồi thì những xào xáo và cơn thủy triều trong lòng người mẹ năm nào tưởng như đã được xoa êm, nay có dịp lại cuộn trào và phát động. Nhưng những biểu hiện của lần này không rõ ràng và “mới mẻ” như hai năm trước, mà ở đâu đó có một sự khiên cưỡng và không cam tâm từ mẹ T mà bà không tâm sự để con trai lắng nghe, thấu hiểu.

“Sao mẹ không lắng nghe con nói?”, những tín hiệu từ cõi lòng đầy tâm sự vẫn phát đi, nhưng giữa mẹ và con như đang có một bức tường âm thanh chói tai, khiến cả hai không đủ lắng để nghe nhau được.

Giờ đây, câu chuyện của T trở lại với những tình tiết 2 năm trước đó, nhưng với mức độ và sự biến tướng phức tạp hơn. Mẹ không còn nhìn mặt T mỗi lần em nó về nhà sau một ngày làm việc. T cũng đã bắt đầu nản với việc chủ động thăm hỏi để rồi chỉ nhận được những lời mắng nhiếc và đay nghiến.

Bổn phận làm con trai trưởng, hằng tháng vẫn phải chu cấp cho hai đứa em việc ăn học, T vẫn chu toàn và làm tốt hơn mong đợi của các bậc phụ huynh. Nhưng, có lẽ như thế là chưa đủ…

Cho đến ngày tôi gặp lại T cách đây hai tuần, tình hình nội bộ gia đình T vẫn không có gì biến chuyển. Vẫn là những ngày đi làm trong sự lạc lõng, trống rỗng. Vẫn những lần về lại căn nhà như một gác trọ qua đêm. Vẫn sự lạnh nhạt đến từ tình mẫu tử bao năm chưa được lắng nghe nhau để làm ấm.

Lần đó, T chia sẻ với tôi về mong muốn xuất ngoại với hy vọng tránh được những áp lực vô hình từ gia đình, không phải ai khác mà do chính lòng tự tôn của một thằng con trai trưởng tạo nên.

T thi thoảng vẫn gặp tôi bên ly cà phê nóng, vẫn nét tươi cười rạng rỡ của một trưởng phòng với vẻ chuẩn chỉnh cần có. Nhưng sau đó, tôi cảm nhận được một niềm vui khuyết, một sự lạc quan không trọn vẹn, một lỗ hổng to tướng cần sự lắng nghe lấp đầy ẩn sau một cái Profile rất ấn tượng mà mọi công ty săn đầu người đều muốn có.

Cán cân hiếu thảo và sự nghiệp luôn đè nặng lên vai những đứa con trai trưởng theo những cách khác nhau. “Mỗi cây mỗi trái, mỗi nhà mỗi cảnh”, những người “làm lớn” cũng có những câu chuyện lẩn khuất sau một sự nghiệp hoành tráng mà họ tạo ra. Thế mới thấy, khi người ta ở đỉnh cao của danh vọng và sự nghiệp, họ vẫn cần đến nhu cầu tối thiểu của một con người, của một người con, đó là được lắng nghe và lắng nghe một cách chân thành nhất.

Minh Luân

Người Lắng Nghe Lắng nghe "cơn sóng dữ" từ đứa con trai trưởng bất hòa với mẹ
Bài viết liên quan

Trả lời