Quan sát và Lắng nghe – Kỳ 1: Cái miệng của người xảo ngôn

Có một lần bị “vấp ngã”, được một người anh nói cho nghe câu thế này: “Quả giúp này là quá nặng. Nó là loại xảo ngôn”.

Thật không may cho những ai sống bên cạnh người có tính xấu, hay thích xảo ngôn và nói dối, đặt điều. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào mà nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ bị đảo lộn!

Người Lắng Nghe Quan sát và Lắng nghe - Kỳ 1: Cái miệng của người xảo ngôn

“Xảo ngôn, lệnh sắc, tiễn hỉ nhân”,

Câu thành ngữ Hán-việt này có nghĩa nôm na là: Trong những người có lời nói khéo léo, tướng mặt tuy thấy hiền lành nhưng ít có lòng nhân từ.

Loại Người xảo ngôn luôn luôn dùng lời nói của mình để làm cái bẫy đối với mọi người, dĩ nhiên trong đó có cả đối tượng mà họ muốn chinh phục. Người xảo ngôn bao giờ cũng dùng cái miệng của mình như một vũ khí có lợi cho mình, tất nhiên sẽ có hại cho người khác.

Người xảo ngôn lúc nào cũng lo trau chuốt làm sao cho lời nói luôn bóng bẩy, bay bướm. Đó thường là người thiếu thành thật, là người chuộng hình thức bên ngoài và thường tìm mọi cách để che đậy những ý nghĩ xấu xa của mình.

Đi chung Xảo Ngôn là Gian Kế Lật Lọng 

Với những ai thích đọc sách xưa kiểu như truyện Kim Dung thì chắc chắn đều biết hai chữ thường đi chung với Xảo Ngôn là Gian Kế. Không phải vô tình mà chữ Xảo ấy lại đi liền kề chữ Gian. Và trong trường hợp này, xảo không còn là khéo léo, giỏi giang ở một chừng mực nào cả, nó đã chuyển sang sắc thái của sự dối trá, xảo quyệt.

Sự gian xảo trong lời nói đôi khi còn nguy hiểm hơn một lưỡi dao. Bởi những điều lật lọng của cái lưỡi không xương khiến cho người Tây phương đúc kết ra câu ngạn ngữ,

 “Sự tráo trở còn khó lường hơn một đường đạn”.

Tất nhiên khi ra đời, trên bước đường mưu sinh, không ai là chưa từng gặp những kẻ tiểu nhân hay “ngụy quân tử”. Không ít thì nhiều, bất cứ ai cũng đôi ba lần vấp ngã bởi vì đã đem niềm tin đặt lầm chỗ, lầm kẻ xảo ngôn và phải trả giá cho cái ngu ngơ dại dột của mình.

Sẽ là rất khó để giúp cho bạn nhận diện được kẻ tiểu nhân luôn mang bộ mặt đạo đức hiền hậu, luôn nói lời ngon ngọt. Cái mặt nạ kia chỉ rơi xuống khi mà bạn nhận ra mình vừa bị sập bẫy. Trước đó, bạn chắc chắn sẽ luôn cảm kích và tràn đầy lòng tin yêu với kẻ luôn ra vẻ coi bạn là người thân, là cánh tay trái phải đắc lực…

Người Lắng Nghe Quan sát và Lắng nghe - Kỳ 1: Cái miệng của người xảo ngôn

Bạn sẽ không hề mảy may nghi ngờ cái con người thường hay lấy danh dự ra để thề thốt, để chứng minh cho lòng tốt của họ.

Bạn cũng không thể nhìn thấy mặt trái của nụ cười thân thiện, những câu động viên mà chỉ sau khi nhận ra mình đã đưa tay cho “quỷ dữ” nắm, bạn mới biết đấy là những câu nói đểu giảlật lọng đến khó tin, bởi họ vẫn cứ anh anh em em nói cười với bạn, vẫn tay trái bấm điện thoại nhắn cho bạn những tin nhắn đầy tình cảm, còn tay phải đưa lưỡi dao đâm xéo sau lưng bạn lúc nào không biết.

Tới một thời điểm, Bạn sẽ hiểu ra mà nở nụ cười nhẹ nhàng với họ: “nó là loại xảo ngôn”.

Xảo ngôn thì loạn Đức

“Xảo ngôn thì loạn đức”, có nghĩa là “Lời nói dối trá làm rối loạn đạo đức”. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. 

Vì cái lợi, cái danh, Một người chồng hay người vợ nói dối, hôn nhân sẽ không lâu bền. Một người con nói dối, cha mẹ sẽ đau khổ. Nhân viên nói dối, công sở bị trì trệ, khó phát triển. Một cộng đồng nói dối, xã hội trở nên bất hạnh.

Nói cho cùng, xảo ngôn hay nói dối là bệnh trong Tâm. Mà đã là bệnh trong Tâm thì y học không thể chữa trị, vì chữ Lợi đã làm mờ cái Tâm. Tâm đã mờ thì Nhân lệch lạc.

———————————————————————————–

Chúng ta chịu khó quan sát, suy nghĩ, hành vi, lời nói của họ có khớp không? Họ thường nói 1 đằng làm 1 nẻo. Nói rất tốt nhưng khi làm thì họ lừa mình. Thì đó là kiểu người tham lam, thứ “đạo đức” họ đang có chỉ là copy về hình thức. Hành vi có vẻ rất đạo đức, nhưng ẩn đằng sau là âm mưu, là gian kế thì gọi là đạo đức giả.

>>>> Kỳ tới: Ẩn sau sự “cho đi” là âm mưu gian xảo

Người Lắng Nghe

Bài viết liên quan

Trả lời