Nếu sếp bảo thủ, không là người lắng nghe nhân viên sẽ dễ khiến nhân viên stress và giảm hiệu quả công việc .
Có đôi khi vì những áp lực, khó khăn trong công việc nên bạn cần một người lắng nghe. Tuy nhiên bạn lại không thể nói với người thân trong gia đình, có thể vì sợ họ buồn, sợ họ lo lắng. Những áp lực đó lâu ngày không được giải tỏa khiến bạn stress đến mức gần như “trầm cảm”.

Dung tu nghiệp ở Mỹ về và làm việc trong ngành sinh hóa. Trước đây Dung ở làm cho một công ty của nước ngoài, ngày ngày cắm mặt trong phòng lab tuy vất vả nhưng tâm lý thoải mái.
Sau đó Bố Dung bệnh nặng, phải chạy thận nên cô phải chuyển việc. Chỗ làm mới của Dung là một tập đoàn khá nổi tiếng về máy xét nghiệm, lương cao hơn, gần nhà bố mẹ hơn.
Sau khi vào làm Dung mới biết đây là tập đoàn gia đình trị, có nghĩa là họ tuyển anh chị em, họ hàng người quen vào làm thôi, chẳng qua bộ phận nghiên cứu – thí nghiệm cần người có chuyên môn nên họ mới tuyển Dung vào.
Càng làm, Dung càng cảm thấy uất ức, và cảm thấy mình bị cô lập. Các công việc chuyên môn đặc thù cần mẫu thử chính xác, thí nghiệm chính xác, nhưng đồng nghiệp con ông cháu cha không biết chút gì về công thức với thí nghiệm nên cứ làm sai loạn cả lên.
Vừa rồi Dung phải nhận một người em họ của Sếp vào nhóm, người này là dân IT nhưng lại đưa về để học vận hành máy thí nghiệm. Mỗi cái máy cải máy cả tỷ bạc, Dung phản đối vì sợ bạn ấy không thể đảm nhiệm tốt một công việc hoàn toàn không liên quan, không may hỏng máy sẽ tốn rất nhiều tiền. Thì nhận được câu trả lời “IT cũng là máy móc còn gì”
Hôm có buổi workshop, Dung báo chỉ tiếp đoàn được buổi sáng, trong mail cũng phân công rõ không hề có tên Dung trực ở workshop vì công việc chính của Dung là ở phòng lab. Vậy mà đến chiều, sếp Dung lại email trách móc cô “sao không ra workshop trực để hướng dẫn đoàn tham quan về quy trình vận hành máy móc, vì ở bộ phận kỹ thuật chỉ có Dung là biết quy trình vận hành và lấy mẫu thử”.
Dung uất đến nghẹn giọng, cả 1 phòng ban mà chỉ có mình cô biết làm mọi thứ, không một ai có tí gì về chuyên môn. Bạn IT kia từ hồi vào, máy lớn chưa làm hỏng, chứ máy nhỏ là Dung phải sửa lên sửa xuống không biết bao nhiêu lần. Chưa kể lấy mẫu thử, đại khái là thí nghiệm thì toàn sai.
Làm việc trong môi trường như thế nên Dung liên tục rơi vào trạng thái uất ức, stress nặng, nhiều lúc Dung cảm thấy lòng tự trọng của mình bị chà đạp, những cố gắng của Dung bị coi thường nhưng Dung vẫn phải nuốt nước mắt vào mà làm tiếp. Vì bố Dung cần tiền chạy thận. Dung phải duy trì công việc ở đây thì mới đủ tiền sinh hoạt phí.
Thật may, Người Lắng Nghe lại được chia sẻ cùng Dung trong những ngày cô cảm thấy chán nản nhất, bế tắc nhất. Dung đã có thể nói ra tất cả ấm ức với Người Lắng Nghe và cảm thấy được chia sẻ, được thấu hiểu. Quan trọng hơn là Dung đã giải tỏa được cảm xúc tiêu cực trong cô, tìm lại được nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống.
“Thế mới nói, phụ nữ đôi khi chẳng cần gì nhiều hơn một người có thể lắng nghe cô ấy”