Lắng nghe áp lực của gen-Z “chuyện định hướng”

Ra Tết- là thời điểm suy nghĩ và điền nguyện vọng của nhiều “ứng viên tân sinh viên”. Bạn- một Gen-Z có chắc chắn được bản thân mình giỏi ở môn gì hay không, bạn có đam mê muốn theo đuổi ngành nào trong tương lai?! Hẳn khi điền nguyện vọng không ai nghĩ đến điều này, mà chỉ áp lực rằng học ngành này sau ra trường đi làm lương có cao hay không? Không ai lắng nghe cho nỗi áp lực của Gen-Z khi phải băn khoăn cho sự yêu thích cá nhân hay là kỳ vọng từ phía người thân. 

Lắng nghe đam mê hay tùy theo gia đình – nỗi băn khoăn của gen-Z

Lắng nghe áp lực của gen-Z "chuyện định hướng"
Lắng nghe đam mê hay là không?

Mỗi một cá nhân đều có đam mê riêng của mình, thế nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để theo đuổi đam mê đó. Đứng trước một bước ngoặt lớn của cuộc đời như đại học, bạn sẽ lựa chọn và hoạch định những bước đi tương lai của mình thật tử tế. Đặc biệt tại các nước châu Á như Việt Nam thì đại học là một cánh cửa đưa nhiều người đến với một tương lai tươi sáng hơn theo quan niệm của số đông. 

Có thể đam mê của bạn không phải là học đại học và kiếm sống đúng ngành mình đã học mà là một ngành nghề khác, việc này khiến nhiều thế hệ gen-Z phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Ngoài ra, việc chọn ngành cũng không hề dễ dàng khi mà phải Gen-Z đang đấu tranh cho ngành nghề mình yêu thích nhưng bố mẹ lại cho đó là không có tương lai. Hoặc có chăng là không đủ khả năng tài chính để theo đuổi. 

Lắng nghe một nỗi lo khác: “Thiếu tự tin vào năng lực của bản thân” 

Lắng nghe áp lực của gen-Z "chuyện định hướng"
Lắng nghe nỗi băn khoăn về năng lực bản thân

Gen-Z bây giờ để vào được đại học danh tiếng thì rất là khó. So với trước kia chỉ cần cạnh tranh cùng với các đối thủ trên điểm số, thì nay còn ti tỉ thứ phát sinh từ việc đa dạng hình thức xét tuyển, trong đó đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ. Một Gen-Z bây giờ cần phải có chứng chỉ tiếng Anh ở trình độ cao thì mới có khả năng cạnh tranh lớn hơn các đối thủ khác. 

Thêm một câu chuyện khác nữa ngoài lề việc bạn có IELTS 7.0 mình chưa có gì thì còn là vấn đề điểm thi thử. Đề thi thử là một thước đo được các học sinh tin là chuẩn xác nhất để quy ra điểm thi đại học. Tuy nhiên, không phải ai có điểm thi thử thấp là sẽ trượt đại học mình muốn. Tôi cũng đã từng rất buồn vì điểm thi thử của mình thấp, thậm chí họ hàng còn không nghĩ tôi có thể vào được đại học mình yêu thích, ấy thế mà thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Nhưng để vượt qua nỗi buồn ấy, tiếp tục cố gắng học tập đạt đến mong ước của bản thân là cả một hành trình tự an ủi bản thân mà không có ai lắng nghe, chia sẻ. Có thể bạn không phải là người giỏi nhất, bạn cũng biết năng lực của mình đang nằm ở đâu, nhưng bạn vẫn muốn nỗ lực hết mình cho thứ mình muốn. Nhưng đáng tiếc là thứ bạn cần- sự lắng nghe và khích lệ lại không ai sẵn sàng cho bạn. 

Tự thân lắng nghe áp lực không có ai chia sẻ

Lắng nghe áp lực của gen-Z "chuyện định hướng"
Lắng nghe nỗi cô đơn khi không ai cùng chia sẻ

Phân vân không biết nên lựa chọn ngành học nào để không lỡ mất tương lai thành công, băn khoăn năng lực bản thân có đủ để đạt điều mình muốn,… dần dần thành cái gai ngày một lớn lên trong tâm hồn. Nó có thể khiến bạn chùn chân tại chỗ, không buồn nỗ lực cho đam mê, khát khao. Nó còn có thể khiến bạn chán chường, chán ghét mọi thứ, mang những âu lo mà không thể làm được việc gì nên hồn. 

Mang những áp lực này chia sẻ cùng bạn bè- những người đồng cảnh ngộ lại cũng chỉ nhận về những thở than giống như mình, chán lại càng thêm chán. Nhưng cũng không thể mang sự chững lại của mình nói cho bố mẹ biết được. Bởi tâm sinh lý của tuổi trẻ bố mẹ đâu nào hiểu được. Ai cũng có việc bận cho chính mình, không còn ai lắng nghe và cho bạn sự khích lệ mà bạn cần. 

Cần lắm một người biết lắng nghe

Lắng nghe áp lực của gen-Z "chuyện định hướng"
Cần một ai đó lắng nghe để gen-Z có thể chia sẻ

Lời nói có thể giết chết một người cũng có thể cứu sống được một người, bởi sức mạnh tinh thần là rất lớn lao. Vì thế mà giá trị của lời khích lệ, ủi an cũng rất lớn. Thế nhưng, an ủi không phải chỉ đơn giản là một lời nói suông, hay mang một mô típ chung như: “cố lên”, “không sao đâu”,… mà nó là lời nói thật lòng được thốt ra khi lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của người khác. 

Lắng nghe đưa hai con người vốn không có một điểm chung về hoàn cảnh lại có thể cảm thông cho nhau, trao nhau sự tích cực. Lắng nghe còn có một giá trị lớn hơn đó là giúp người được lắng nghe giải tỏa mọi muộn phiền, đưa tâm hồn họ về trạng thái cân bằng. 

Thế nhưng, khi Gen-Z- những người trẻ thiếu kinh nghiệm đứng trước những thách thức đầu đời lại không có ai lắng nghe, chia sẻ. Câu chuyện định hướng tương lai luôn khiến nhiều Gen-Z cuối cấp rơi vào trạng thái chán nản. Đứng trước kỳ vọng của nhiều người vào bản thân mình, họ cũng có áp lực. Nhưng thay vì tạo áp lực vô hình từ sự kỳ vọng, hãy định hướng tương lai cho họ bằng sự lắng nghe. 

Tố Trân 

Bài viết liên quan

Trả lời