Chênh vênh tuổi 18 khi thiếu sự lắng nghe và đồng cảm

Trong hành trình trưởng thành, chúng ta chỉ được chuẩn bị cho mình tâm hồn trẻ và một trái tim đầy nhiệt huyết để bước vào đời. Đôi lúc thật chênh vênh và mệt mỏi mà không một ai có thể lắng nghe, ta tự hỏi mình cần gì giữa vũ trụ rộng lớn này? 

lang nghe
Những bước chân đầu tiên trên chặng đường trưởng thành (ảnh minh họa)

Mẹ ơi…con nhớ nhà, con thèm được lắng nghe!

Tôi còn nhớ như in vào tháng 8 năm ấy, tôi lần đầu đặt chân tới Sài Gòn- mảnh đất xa lạ, không có lấy một người thân quen như những người đã từng chia sẻ, lắng nghe mình.

Bước xuống ga tàu, rảo những bước chân đầu tiên nơi đất khách, tôi thầm nghĩ Sài Gòn sẽ là nơi viết tiếp cho câu chuyện tuổi trẻ của tôi theo cách rực rỡ nhất. Tôi hãnh diện và thấy mình thật trưởng thành! Trưởng thành vì tôi đã 18 tuổi, đã sống tự lập và hãnh diện vì bây giờ tôi đã là tân sinh viên của một trường đại học danh tiếng- điều mà tôi mơ ước suốt 3 năm phổ thông.

chenh venh tuoi 18 khi thieu lang nghe
Tôi cảm thấy bản thân mình như dần bị cô lập.

Một cô gái với chất giọng đặc sệt miền Trung tôi khó khăn trong việc giao tiếp với các bạn trong trường đại học, cũng rất khó để có ai đó có thể lắng nghe tôi. Mỗi lần tôi cất giọng là sẽ có người cười, người nhại lại. Ừ thì việc này cũng không có gì to tát nếu bạn là một người suy nghĩ tích cực; nhưng tôi thì không và rồi cái khoảng cách vô hình của tôi với những người bạn đại học cứ thế mà lớn dần lên, rộng dần ra.

Tôi thu mình vì sợ bị châm chọc, vì không ai có thể lắng nghe, và đôi lúc chính tôi cũng cảm thấy ghét cái chất giọng xấu xí của mình.

Bài học ở trường ngày một nhiều, những bữa ăn xuề xòa khi thì mì gói, khi thì cái bánh mì và hơn hết tôi vẫn không có lấy một người bạn. Tôi bắt đầu chán ghét cuộc sống sinh viên, tôi mệt mỏi với việc phải trở thành người lớn, tôi đang đuối sức trên hành trình trưởng thành của mình và tôi nhớ nhà da diết.

Nỗi lòng trĩu nặng, lắm chênh vênh.

Cứ như vậy, tôi là một kẻ cô độc trong thành phố rộng lớn; mộng tưởng trước đây về những ngày tháng sinh viên của tôi bị dập tắt; tôi bị vỡ mộng. Nhiều đêm tôi ôm mặt nức nở trong căn phòng kí túc; tôi thấy mình lẻ loi và chênh vênh quá.

Không một ai có thể lắng nghe tôi cả. Tôi muốn chia sẻ điều này, nhưng nếu tôi nói cùng mẹ thì mẹ sẽ lo lắng cho tôi; bản thân tôi không muốn thấy người thân phiền muộn về mình; nếu tôi chia sẻ với lũ bạn thời phổ thông thì sẽ bị cho là yếu đuối…tôi thực sự chẳng có ai để trải lòng.

Tôi nhớ những ngày cũ da diết, nơi mà tôi được là chính mình, được yêu thương chứ không phải sự trống vắng và vô tình mà thành phố này đối đãi với tôi. Tôi thấy mình tựa như một kẻ bị bỏ lại giữa cuộc sống này, lòng tôi nặng trĩu, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc cố gắng một chút nữa hay bỏ cuộc, với những nỗi niềm không ai có thể lắng nghe.

Cột mốc đáng nhớ!

Trên chiếc xe buýt số 8, cuối ngày; tôi đeo tai nghe, thả mình vào âm nhạc- cái thế giới yên bình và thật dễ thở… tôi đã gặp cậu- Khả Duy- một sinh viên khoa Văn với đôi mắt đen hai mí ẩn sau lớp kính, bất giác tôi nở một nụ cười và cậu cũng cười đáp lại tôi. Chúng tôi ngại ngùng bắt chuyện và luyên thuyên mãi cho tới khi xe dừng trước trạm cổng kí túc.

Sau cuộc gặp định mệnh đó, giữa Sài Gòn rộng lớn tôi đã có một người bạn – một người để chia sẻ và lắng nghe từng câu chuyện tôi kể. Chúng tôi trở thành một đôi bạn thân và tôi không còn cô đơn nữa. Khả Duy cũng từng đi qua những câu chuyện mà tôi gặp phải, cậu ân cần động viên tôi; tôi hạnh phúc vì sự xuất hiện của cậu trong đời mình.

toi da tim duoc nguoi lang nghe
Tôi đã tìm được người có thể lắng nghe, chia sẻ của đời mình.

Trong một đêm giữa hè- khi đó là lúc chúng tôi đang được về quê thăm nhà sau một năm học. Mải mê quấn quýt bên gia đình, tôi không để ý cuộc gọi từ bạn mình, 12 cuộc gọi nhỡ kèm theo một tin nhắn “Tao không đủ sức chịu đựng nữa rồi mày ơi”. Tôi lo lắng gọi vội lại cho bạn mình nhưng không liên lạc được, tôi gọi cho gia đình Khả Duy và nhận được tin…người bạn của tôi đã ra đi mãi.

Ai rồi cũng cần người lắng nghe.

Khả Duy của tôi đã chọn “nhắm mắt” để rời xa mọi áp lực, cô ấy không tìm được sự lắng nghe và người bạn của cô ấy- là tôi đã không thể tới kịp trong lúc cô ấy cần tôi nhất. Cô ấy áp lực về gia đình, bố mẹ Khả Duy là những người rất tiêu cực và áp đặt, chưa bao giờ cô ấy được làm những điều mình thích, ngay cả việc chọn trường chọn ngành học ba mẹ cũng thay Khả Duy quyết định.

Thương cho người bạn của tôi và tự trách với sự chậm trễ của mình ngày ấy, tháng ngày tiếp theo của tôi ở cánh cổng đại học là sự lặp lại của chuỗi ngày cô đơn, buồn tủi có xen lẫn cả sự dằn vặt. Tôi muốn nói ra tiếng lòng mình nhưng cô bạn của tôi cũng chẳng còn ở đây mà lắng nghe tôi nữa. Giá mà cuộc sống cho ta quyền được quyết định 1 điều gì đó, tôi sẽ ước cho Khả Duy của tôi được xuất hiện lại một lần nữa.

Lẩn quẩn mãi trong sự dằn vặt của nội tâm; một ngày nọ tôi may mắn tìm thấy Dịch vụ Người Lắng Nghe– một dịch vụ mà tôi có thể chia sẻ mọi nỗi lòng. Ở đó không tồn tại bất kì một khoảng cách nào, tôi nhận được đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc.

Giá như Khả Duy của tôi ngày ấy cũng nhận được sự lắng nghe như vậy, giá như chúng tôi có thể biết tới Dịch vụ Người Lắng Nghe sớm hơn thì chắc hẳn bây giờ mọi thứ đã tốt hơn và Khả Duy vẫn còn ở bên tôi.

khi toi co nguoi lang nghe
Người Lắng Nghe như kéo tôi lên khỏi những vực sâu của tâm hồn.

 Thương cho những tâm hồn bé nhỏ đang vật lộn trên hành trình trưởng thành- một hành trình cô độc nhất mà tôi từng biết:  bước chân chưa đủ cứng, bản lĩnh chưa đủ dày dặn để đối mặt với cuộc sống. Tôi mong rằng những bạn trẻ đang trên hành trình này, bất cứ khi nào cảm thấy bất ổn thì hãy mở lòng, tìm người lắng nghe; đừng khiến mình trở thành kẻ cô độc và tuyệt đối đừng ngược đãi bản thân mình./.

Như Vy

Bài viết liên quan

Trả lời